Chú thích Tao_đàn_Chiêu_Anh_Các

  1. Thi sĩ Đông Hồ giải thích: Chiêu là chiêu tập, hội họp. Anh là anh hùng, anh tài. Các là tòa lầu các.
  2. Dẫn lại theo Nghiên cứu Hà Tiên, tr. 171.
  3. Vũ Thế Dinh (?-1821), biệt hiệu Thận Vi Thị, làm chức Hà Tiên trấn Tùng trấn cai đội, tước Dinh Đức hầu. Ông viết xong "Hà Tiên trấn, Hiệp trấn Mạc thị gia phả" vào năm Gia Long thứ 17, ngày 19 tháng 6 năm Mậu Dần, tức ngày 21 tháng 7 năm 1818. Căn cứ theo lời bạt ở sách này thì ông mồ côi từ năm 9 tuổi, được vào làm môn nhân cho Mạc Thiên Tứ và được nuôi dạy cho đến khi nên người.
  4. Hà Tiên trấn, Hiệp trấn Mạc thị gia phả, bản A.39, Thư viện Hán Nôm, Hà Nội, tờ 4a.
  5. Theo bài đề tựa sách Hà Tiên thập vịnh (thi sĩ Đông Hồ dịch). Và cũng theo bài tựa này thì " Sau đó thầy Trần trở thuyền về Châu Giang (tức Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông) đưa ra làng thơ, nhờ được chư công chẳng bỏ. Khi đề vịnh xong, góp thành tập gửi cho ta, bèn cho khắc bản. Thượng tuần quý hạ năm Đinh Tỵ (1737). Thi sĩ Đông Hồ dịch. Văn học Hà Tiên, tr. 70. Bản khắc mà ông Tứ nói đến, là Hà Tiên thập vịnh.
  6. Văn học Hà Tiên, tr. 21,22 và 134. Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được con số thành viên tham gia Tao đàn Chiêu Anh Các. Xem thêm Từ điển văn học (bộ mới, tr. 257), và Nghiên cứu Hà Tiên (tr. 172-176).
  7. Lê Quý Đôn toàn tập - Kiến văn tiểu lục, Nhà xuất bản Khoa học xã hội - 1977, trang 231 và 232
  8. Dư Tích Thuần tự Kiêm Ngũ, người đất Thuận Đức có làm sách Ngũ sơn đường văn cảo 3 quyển, Ngũ sơn đường thi 12 tập.(ghi theo sách Quảng Đông thông chí)
  9. Theo Nguyễn văn Khôn, Hồi văn là thể văn đọc quanh co xuôi ngược đều thành câu cả. (Hán Việt từ điển, Nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn, 1969, tr. 408). Xem thêm:
  10. Xem chi tiết ở trang Minh bột di ngư.
  11. Ông Nguyễn Quảng Tuân cho rằng "Chiêu Anh Các chỉ là một Tao đàn, chứ không thể coi là một ngôi nhà…(dẫn lại theo Nghiên cứu Hà Tiên, tr. 230).
  12. Người ta phát hiện ở chùa Phù Dung hiện nay, sau lớp vôi tô, là nhiều cây cột đá còn nguyên, mà phía trên vẫn còn chút dấu vết của một cái gác khi xưa. Thêm nữa, "rải rác trong và ngoài chùa, hiện diện nhiều dụng cụ bằng đá (sa thạch hoặc granit): thềm đá, nấc thang đá, ngạch cửa trên và dưới có đủ hai thớt, đôn ngồi,...Đặc biệt ở ngoài hàng hiên tiền sảnh còn một hàng chân táng bằng đá còn in dấu các cây cột gỗ chồng lên khi xưa, có tiết diện rộng, đường kính đến hơn 3 tấc. Bước ra, nền chùa cao, có hai hướng lên xuống, mỗi bên đều có bảy bậc thang"...
  13. Và theo ông Trương Minh Đạt thì Tổng đốc An Hà Doãn Uẩn(1795-1850) vẫn còn trông thấy Thụ Đức Hiên. Trích bút ký của Doãn Uẩn: Mùa thu năm ngoái (1845), ta vâng kiếm lệnh của vua đi dẹp giặc cỏ...có dịp đến Hà Tiên. Bấy giờ là nửa đêm…ta đương trầm ngâm đọc bài Giang Thành dạ cổ của Mạc Tướng công, trong thư phòng của người xưa…". Và rồi ngay năm sau (1846, thời Thiệu Trị), cũng chính vị Tổng đốc này đã cho phép tạo dựng ngôi chùa mới vào để thay thế Thụ Đức Hiên, chắc khi ấy đã lắm đổ nát. Xem chi tiết trong Nghiên cứu Hà Tiên, tr. 211-226.
  14. Sử thần chép sai, chức vụ cao nhất của Mạc Thiên Tứ chỉ là Tổng binh, tước hầu.
  15. 1 2 Thay lời tựa, Văn học hà Tiên, tr. 11 và 15
  16. Phủ biên tạp lục, 1776. Dẫn lại theo Văn học Hà Tiên, tr. 10.
  17. Gia Định thành thông chí. Dẫn lại theo Văn học Hà Tiên, tr. 10.
  18. Văn học Hà Tiên, tr. 159.
  19. Từ điển văn học (bộ mới), tr. 257
  20. Theo cách tính của nhà văn Nguyễn Hiến Lê. Nếu căn cứ theo bài tựa của Mạc Thiên Tứ, thì Tao đàn này tồn tại 35 năm (1736-1771).
  21. Trấn Hà Tiên, tiền đồn của nước Việt chịu nhiều cuộc tấn công của quân Xiêm, Chân Lạp và bọn cướp biển vào những năm: 1767, 1769, 1770, 1771, 1883...Trong số đó, đáng kể nhất là cuộc tấn công đánh chiếm Hà Tiên năm 1771 của quân Xiêm do vua Taksin (Trịnh Tân hay Trịnh Quốc Anh) cầm đầu, mãi đến năm 1773 mới chịu rút về, sau khi đã lấy đi rất nhiều vàng bạc, bắt con cháu, hầu thiếp và người con gái út của Mạc Thiên Tứ đem về Bangkok...Kể từ đó, Hà Tiên trở nên tiêu điều trong nhiều năm dài. .